Đó là kết luận đưa ra từ một bản báo cáo dự thảo về "nhân công robot" của Nghị viện châu Âu, trong đó có đưa ra cảnh báo rằng sự gia tăng của tự động hóa và trí thông minh nhân tạo hiện đang tạo ra những thách thức"thảm khốc" về pháp lý và đạo đức.
"Trong một vài thập kỷ tới, về mặt nào đó, trí tuệ nhân tạo có thể sẽ vượt qua khả năng tư duy của con người, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, điều này có thể đặt ra thách thức lớn về khả năng kiểm soát sáng tạo cũng như sự tồn vong của chính con người", bản báo cáo của dự thảo nhận định.
Chuyên trang tài chính của CNNcho biết, bản báo cáo còn đưa ra một loạt các khuyến nghị để châu Âu chuẩn bị sẵn sàng cho những "giống nòi" robot tiên tiến, mà giờ đây có thể nói rằng "chúng dường như đã sẵn sàng để mở ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới".
Đề xuất này cho rằng, các robot cần phải được đăng ký với chính quyền và pháp luật cần đưa ra các quy định khung về trách nhiệm của các cỗ máy đối với những thiệt hại mà chúng gây ra, chẳng hạn như khiến con người mất việc làm. Mối liên hệ giữa con người và robot cũng cần phải được quy định rõ, với sự nhấn mạnh đặc biệt nhằm "đảm bảo an toàn, bảo mật, vẹn toàn và tự chủ cho con người".
Bản báo cáo đưa ra khuyến nghị, nếu các robot tiên tiến bắt đầu thay thế người lao động ở quy mô và số lượng lớn thì Ủy ban châu Âu cần buộc các chủ sở hữu chúng phải đóng thuế hoặc các khoản an sinh xã hội khác. Việc thiết lập một mức thu nhập cơ bản hay đảm bảo chương trình phúc lợi xã hội được đưa ra ở đây nhằm bảo vệ con người trước nguy cơ… thất nghiệp.
Đi xa hơn, báo cáo còn đưa ra gợi ý, bao giờ tới giai đoạn robot tự có ý thức (như con người) thì ranh giới đạo đức từng do nhà văn khoa học viễn tưởng Isaac Asimov vạch ra sẽ được áp dụng. Trong đó, Asimov đưa ra một quy định rằng, robot không bao giờ được làm hại con người và phải luôn tuân theo lệnh của người tạo ra chúng.
Các nhà khoa học Nga đang chế tạo robot "giống người"
Bản báo cáo dự thảo này được Mady Delvaux, một thành viên của Nghị viện châu Âu đến từ Luxembourg soạn thảo, có thể sẽ được toàn bộ Nghị viện châu Âu thông qua trong một cuộc bỏ phiếu vào cuối năm nay. Tuy vậy, đó mới chỉ là dự kiến, bởi luật pháp EU đòi hỏi phải xuất phát từ Ủy ban châu Âu, nơi vốn chưa đưa ra bình luận gì tính tới hôm thứ Tư vừa qua.
Vào tháng Tư, Ủy ban các vấn đề pháp lý của Nghị viện châu Âu đã tổ chức một buổi điều trần để thảo luận về các vấn đề này. "Liệu robot có thể vượt mặt chúng ta? Tôi nghĩ câu trả lời rất đơn giản, nó được tạo ra từ các thuật toán đơn giản nhưng khi các thuật toán đó phức tạo hơn thì tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp vấn đề," Pawel Kwiatkowski của công ty luật Gessel Law Firm chia sẻ tại buổi điều trần.
" alt=""/>Đến lượt robot cũng phải đóng thuế thu nhậpNgoài hoạt động hỗ trợ gọi taxi thông qua ứng dụng Grab để đưa khách đã uống rượu bia về nhà miễn phí, các nhà hàng tham gia Chương trình còn có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở khách hàng không nên điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia; Cung cấp dịch vụ trông giữ xe qua đêm và bảo đảm tài sản cá nhân cho khách hàng. Nhiều khách hàng đã rất cảm kích khi nhận được sự hỗ trợ của chương trình.
" alt=""/>Đà Nẵng: 4.200 chuyến GrabTaxi miễn phí đưa “người say” về nhà